Trong mỗi món ăn đều mang một tính chất và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Sự khác biệt này có thể tạo nên những mối nguy hiểm bất ngờ khi chúng ta không biết nguyên tắc kết hợp của chúng. Những người đầu bếp hay nội trợ luôn nắm vững những nguyên tác phối hợp của những thực phẩm không tương thích, hải sản cũng như vậy.
Bài viết này, Điện Lạnh Biển Bạc sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi hải sản không nên ăn cùng với gì và những nguyên tắc quan trọng khi dùng chúng.
1. Không ăn hải sản với những sản phẩm có hàm lượng vitamin C cao
2. Không dùng trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản
Hải sản là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng canxi khá lớn, nếu uống trà hoặc dùng trái cây sau khi ăn chúng có thể gây ra các biểu hiện như: Đau bụng, buồn nôn, ói mửa, lâu dài có thể bị sỏi thận. Do vậy, hãy cẩn thận với việc sử dụng trái cây và trà sau khi ăn (tốt nhất nên sử dụng cách nhau 2 tiếng)
3. Không ăn hải sản cùng với những sản phẩm có tính hàn cao
4. Không nên ăn hải sản đã chết từ lâu
Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật đều chưa nhiều protein, bao gồm cả hải sản. Chất đảm ở trong cơ thể động vật đã chết lâu trong nhiệt độ môi trường thường thu hút sự tấn công của các vi khuẩn gây bênh. Càng để lâu, vi khuẩn này càng sinh sôi và phát triển với số lượng lớn, khi vào cơ thể sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Những vi khuẩn gây bệnh này còn có khả năng biến thịt của một số loại hải sản thành độc như: Cá ngừ, cá thu,... Chúng làm điều này bằng cách chuyển histidin (một loại axit amin có trong thịt của cá) thành chất độc histamine, chất này là nguyên nhân của các triệu chứng ngộ độc: Đỏ da, trống ngực, đau đầu, khó thở, cơ thể nóng bừng,...
Để tránh những mối nguy hiểm này và có bữa ăn dinh dưỡng hơn, bạn nên chọn những hải sản tươi sống, khỏe mạnh trong bữa ăn của gia đình.
5. Tuyệt đối không ăn hải sản chưa được nấu chín đối với những người có đường ruột yếu
Có thể bạn chưa biết, trong hải sản có chứa một loại vi khuẩn là vibrio parahaemonlyticus. Nếu chúng tồn tại trong cơ thế con người sẽ trờ thành nguồn cơ của các triệu chứng buồn nôn, đua bụng, nhức đầu, sốt hoặc ngộ độc. Vibrio parahaemolyticus có khả năng chịu nhiệt độ lên đến 80 độ C, do đó hãy khử trùng hải sản với nước sôi thật khi trước khi chế biến chúng hành món ăn ngon miệng.
Đặc biệt với thịt cua sống có chứa một nang trùng đỉa phổi Lungfluke, loài này có khả năng ký sinh và phá hoại các cơ quan trong phổi gây ra triệu chứng ho ra máu. Nếu nặng hơn những con địa phổi có thể tiếp tục xâm nhập lên phần não khiến cơ thể bị co giật hoặc bại liệt, rất nguy hiểm. Việc ăn các mon ăn cua làm gỏi hoặc tái sẽ tạo điều kiện cho loại nang trùng này di chuyển vào cơ thể bạn. Do đó, hãy nấu cua thịt kỹ trước khi ăn nhé
Lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn hải sản
- Không để trẻ ăn hải sản đã chết từ lâu vì chúng có khả năng tiết ra chất độc.
- Trong ruột cá có chứa nhiều vi khuẩn gây ngộ độc, chúng có thể xâm nhập vào phần thịt khi cá đã chết, do đó cần làm sạch toàn bộ lòng ruột ngay khi chúng còn tươi để chế biến thức ăn cho trẻ.
- Những loài hải sản sống trong vùng nước bị ô nhiễm sẽ làm thay đổi màu sắc nguyên thủy của chúng, ba mẹ không nên mua những loại này để chế biến thức ăn cho trẻ.
- Phải đảm bảo hải sản đã được rã đông đúng cách rồi mới bắt đầu nấu, như vậy món ăn mới được chín đều và an toàn hơn cho sức khỏe.
- Nếu hải sản nấu chín đã để qua hai giờ, bố mẹ cần hâm lại trước khi cho bé ăn.
- Với những bé lần đầu ăn hải sản, chỉ nên cho ăn từ từ với số lượng ít để cơ thể quen dần. Nếu có xuất hiện các biểu hiện dị ứng phải lập tức dùng lại để không gây ảnh hướng đến sức khỏe của bé.
Xem thêm: Lợi ích sức khỏe từ tôm và những lưu ý khi ăn tôm